TIN TỨC

Nguy hiểm cháy nổ và các lưu ý khi chữa cháy trong phòng thí nghiệm

( 16-11-2018 - 02:59 PM ) - Lượt xem: 5079

Phòng thí nghiệm là nơi thực hành, học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, giảng viên, nhà khoa học. Tuy nhiên, đó cũng là nơi đặc biệt nguy hiểm nếu không tuân thủ quy tắc an toàn, nhất là những quy tắc an toàn về PCCC và an toàn hóa chất độc hại.

Phòng thí nghiệm là nơi thực hành, học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, giảng viên, nhà khoa học. Tuy nhiên, đó cũng là nơi đặc biệt nguy hiểm nếu không tuân thủ quy tắc an toàn, nhất là những quy tắc an toàn về PCCC và an toàn hóa chất độc hại.

Sự có mặt của những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm hóa học có nguy cơ cháy nổ rất nhiều, đặc biệt là những hóa chất có nguồn gốc hữu cơ (vừa độc vừa có nguy cơ cháy nổ).

Cụ thể, các hóa chất có nguy cơ cháy nổ và độc hại trong phòng thí nghiệm hóa học:

 

 

Danh mục

hóa chất

Tính chất

Danh mục

hóa chất

Tính chất

Độc hại

Dễ cháy nổ

Độc hại

Dễ cháy nổ

Amoniac

x

x

Andehit fomic

x

x

Axetilen

x

x

Kim loại kiềm

 

x

Axit adipic

x

x

Brom

x

x

Axit axetic

x

x

Iot

x

x

Axit nitric

x

x

Hidro Sunfua

x

x

Axit sunfuric

x

x

Cadimi nitrat

x

x

Ancol Etylic

 

x

Axit fomic

x

x

Ancol Metylic

x

x

Kali femanganat

 

x

Axeton

x

x

Hidro peoxit

 

x

Anilin

x

x

Đồng sunfat

x

 

Benzen

x

x

Kali clorat

 

x

Đietyl ete

 

x

Thủy ngân

x

 

Etilen

x

x

Magie bột

 

x

Etilen glicol

 

x

Lưu huỳnh

x

 

Glixerol

 

x

Photpho

x

x

Phenol

x

x

Pyridin

x

x

Clorofom

x

x

Cacbon tetraclorua

x

x

Chì clorua

x

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài các hóa chất nguy hiểm trên, phòng thí nghiệm trường Đại học PCCC còn luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ bởi các yếu tố khác như:

- Tần suất sử dụng phòng thí nghiệm rất nhiều (khoảng 270 giờ /năm học)

- Số lượng học viên, sinh viên trong một lần thí nghiệm đông (khoảng 30 người)

- Ý thức và sự hiểu biết về độ nguy hiểm cháy nổ và độc hại của học viên và sinh viên còn chưa cao 

(do các học viên được thực hành vào kì 1 năm 2, khi chưa được trang bị nhiều kiến thức về àn toàn cháy nổ hóa chất).

- Trang thiết bị bảo hộ còn thiếu, và một số trang thiết bị không còn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật về an toàn hóa chất.

 

 

Với tất cả các lí do trên cần đưa ra các biện pháp phòng chống cháy nổ và độc hại tạiphòng thí nghiệm hóa học đại cương như sau:

- Thường xuyên kiểm kê, kiểm định các hóa chất có trong phòng thí nghiệm hóa đạicương,

đặc biệt là các hóa chất có nguy cơ cháy nổ, độc hại đ phòng sự cố rò rỉthấtthoát hóa chất ra môi trường bên ngoài.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điệncác máy móc có mặt trong PTN hóa đạicương,

đặc biệt là các thiết bị sinh nhiệt và có công suất lớn như tủ sấy, lò nung…, đphòng sự cố quá tảichập cháy hệ thống điện.

- Các cán bộ phụ trách PTNcán bộ giảng dạyhướng dẫn thí nghiệmthường xuyêntuyên truyềnnhắc nhở học viên

sinh viên về các quy định trong phòng chống cháynổ, độc hại tại phòng thí nghiệm hóa đại cương.

- Khi sử dụng PTN hóa đại cươngcần có các thiết bịtư trang bảo hộ như áo blousegăng tay cao sukính bảo hộkhẩu trang

Đ xuất lắp đặt các hệ thống báo cháy tự động tại phòng thí nghiệm hóa đại cươngđồng thời trang bị đầy đ các phương tiện chữa cháy và cứu hộcứu nạn cần thiếtnhư bình bộtbình bọtbình khí nén CO2hệ thống cung cấp nước chữa cháy và cácdụng cụ cứu hộ phòng độc như mặt nạ phòng độchệ thống quạt thông gió công suấtlớnhạn chế tối đa các điều kiện phát sinh cháy và độc hại cho người sử dụng.

Trong trường hợp xảy ra cháy nổ tại phòng thí nghiệm, thì cách xử lý để chữa cháy hiệu quả cũng vô cùng quan trọng.

Dưới đây là các lưu ý khi chữa cháy phòng thí nghiệm hóa học:

Cháy nổ phòng thí nghiệm hóa học là một trong những ví dụ điển hình của một đám cháy hóa chất. Tuy nhiên, khác với một đám cháy hóa chất thông thường xảy ra tại các nhà máy hóa chất, lượng hóa chất cháy trong phòng thí nghiệm hóa học có lượng ít hơn rất nhiều lần, tuy nhiên chủng loại hóa chất trong phòng thí nghiệm rất phong phú và có những hóa chất đặc biệt nguy hiểm khi xảy ra cháy nổ như kim loại kiềm, kiềm thổ, bình nén khí oxi, cồn 90o, các hidrocacbon…

Một số nhãn cảnh báo nguy hiểm trên các loại hóa chất

Khi phòng thí nghiệm hóa học bị cháy, cần lưu ý:

- Ngắt toàn bộ hệ thống điện

- Đưa toàn bộ các hóa chất chưa bị cháy ra ngoài, chú ý sự nguy hiểm và độc hại của chúng, đặc biệt là các hóa chất có dán nhãn nguy hiểm cháy nổ.

- Căn cứ vào loại hóa chất có mặt chủ yếu trong PTN mà sử dụng các phương tiện và chất chữa cháy phù hợp. Cụ thể như sau:

Nước: Nước có tác dụng thấm ướt, làm nguội, dập tắt lửa và đề phòng lửa lan rộng khi phun lên các vật liệu chưa kịp di chuyển ở gần chỗ cháy.

Tốt nhất là sử dụng nước phun tia nhỏ với giọt nước có kích thước cỡ 0,3-0,8 mm.

Nước sử dụng có hiệu quả khi dập cháy các vật rắn thông thường như gỗ, giấy, than, cao su, vải và một số chất lỏng hòa tan trong nước (axit hữu cơ, axeton, rượu bậc thấp)

Không sử dụng nước khi:

Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị đang có điện.

Không được sử dụng nước trong khu vực cháy có các chất phản ứng mạnh với nước

Không được sử dụng nước dập đám cháy hydrocacbon và các chất lỏng không hòa tan trong nước là có tỷ trọng nhẹ hơn nước.

Các chất này nổi lên mặt nước và làm đám cháy lan rộng

Không được sử dụng nước vì rất nguy hiểm khi cháy do dầu, các chất lỏng có nhiệt độ cao hoặc các chất rắn nóng chảy dễ sôi, nổ, sủi bọt…

Nước có thể làm hư hỏng nhiều loại máy móc thiết bị

Bình CO2CO2 được nén áp suất cao (thường là 60atm). Khi CO2 lỏng bay hơi sẽ làm lạnh và bao phủ vùng cháy bởi dạng tuyết khô.

Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhất là trong các đám cháy nhỏ, CO2 không làm hư hỏng máy móc thiết bị, kể cả thiết bị đang có điện. Lượng CO2 trong bình được xác định bằng cách cân bình.

Không được sử dụng CO2 trong các trường hợp sau:

- Cháy quần áo trên người (do tuyết CO2 lạnh sẽ làm hại phần da hở)

- Cháy kim loại kiềm, magie, các chất cháy có khả năng tách oxy (peroxit, clorat, nitrat kali, permanganat…),

các chất lỏng cơ kim như nhôm ankyl (tuy nhiên khi kim loại kiềm và các chất cơ kim đang sử dụng trong dung môi hữu cơ cháy mà vẫn có thể sử dụng CO2)

-  CO2 ít hiệu quả khi dập lửa do các vật liệu mục nát cháy

Kết quả hình ảnh cho binh chua chay

XEM NGAY CHI TIẾT : BÌNH CHỮA CHÁY CO2 GIÁ RẺ CHỈ TỪ 350.000

Vải Amian: Dùng để dập cháy ở diện tích nhỏ (<1 m2). Vải amian không cháy, ngăn cách oxy không khí với vật cháy để dập lửa.

Chỉ mở vải amian phủ lên đám cháy khi nhiệt độ đã xuống thấp, tránh sự bùng cháy trở lại của vật liệu dễ cháy. Để làm nguội nhanh, có thể dùng bình bọt CO2 phun lên vải amian để dập lửa khi cháy quần áo trên người. Tuy nhiên amian là vật liệu bị hạn chế sử dụng vì có thể gây độc hại cho con người.

Cát khô: Cát khô có thể sử dụng để dập đám cháy chứa những lượng nhỏ chất lỏng, chất rắn khi không được dùng nước để dập cháy.

Bình bọt hóa học cầm tay:

Bình chứa dung dịch Natri bicarbonat (NaHCO3) và chất hoạt động bề mặt, trong bình còn có một cốc thủy tinh hoặc PE chứa axit sulfuric hoặc hổn hợp axit sunfuric và sắt sulfat Sử dụng: Lật ngược bình, NaHCO3 phản ứng với axit sunfuric sinh ra CO2 tạo bọt, cách ly ngọn lửa và không khí, làm nguội vật cháy.

Nhược điểm: Bọt chứa axit và muối → dẫn điện tốt → chỉ sử dụng khi đã ngắt mọi nguồn điện. Không sử dụng được ở nơi có các chất có thể phản ứng với nước gây nổ, tách khí cháy, khí ăn mòn, tỏa nhiêt… (VD: có hóa chất peroxit, hidrua, cacbua, anhidrit, cơ kim…).

Không sử dụng được ở nơi có thiết bị, hóa chất có thể bị ăn mòn, hư hỏng vì bọt chữa cháy. Thường chỉ dùng để dập các đám cháy lớn khi các phương tiện khác ít hiệu quả.

 

ảnh 1

Bình bột chữa cháy

XEM NGAY CHI TIẾT : BÌNH CHỮA CHÁY BỘT GIÁ RẺ DO PCCC AN PHÚC CUNG CẤP

Bình bọt khí cầm tay: Chứa dung dịch chất tạo bọt nồng độ 6% + CO2 nén nạp riêngSử dụng khi bật khóa, CO2 tạo áp suất khoảng 10atm, phun ra kéo theo dung dịch tạo bọt

Nhược điểm: Giống bình tạo bọt hóa học cầm tay

Bình bột cầm tay: Bình chứa bột dập cháy (VD: natri cacbonat và phụ gia, amoni phosphat và phụ gia, hoặc một số chất khác) + khí trơ nén trong một bình nhỏ gắn với vỏ bình. Sử dụng để dập cháy khi không có các phương tiện dập cháy khác, hoặc các phương tiện dập cháy khác kém hiệu quảHiệu quả tốt khi dập các đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ, cơ kim, hydrua kim loại. Ít độc hại, ít hoặc không làm hư hỏng thiết bị, không có nguy cơ bị điện giật.

Nhược điểm: Lớp bột phủ phải đủ dày để không bị cháy bùng trở lại. Tùy bột nạp bình mà phạm vi sử dụng khác nhau

VD: Natri bicacbonat không sử dụng cho đám cháy kim loại kiềm vì khi nóng nó phân hủy thành CO2 và H2O, các chất còn lại tương tác với kim loại kiềm nóng và làm chúng cháy mạnh hơn.

 

ảnh 1

Bình bột chữa cháy

XEM NGAY CHI TIẾT : BÌNH CHỮA CHÁY BỘT GIÁ RẺ DO PCCC AN PHÚC CUNG CẤP